Lãnh đạo (1953-1964) Nikita Sergeyevich Khrushchyov

Những chính sách trong nước

Củng cố quyền lực; Diễn văn bí mật

Vào tháng 6 năm 1953, sau cái chết của Iosif Stalin, ông là một trong những người khởi xướng chính việc cách tất cả các chức vụ và bắt giam Lavrentiy Pavlovich Beriya.

Vào tháng 9 năm 1953 Khrushchyov được bầu làm bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương. Tại đại hội lần thứ 20 Đảng cộng sản Liên Xô, ông đã đọc báo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin.

Tại "Hội nghị toàn thể tháng Sáu" năm 1957, Ban chấp hành trung ương đã giành thắng lợi trước nhóm chống đảng của V. Molotov, G. Malenkov, L. Kaganovich và kẻ hùa theo nhóm này là Shepilov.

Từ năm 1958 ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.

Khrushchyov nắm những chức vụ này cho tới ngày 14 tháng 10 năm 1964, khi Hội nghị toàn thể tháng Mười BCH TƯ được tổ chức với sự vắng mặt của ông. Khrushchyov nghỉ hưu, thôi các chức vụ đảng và nhà nước "do tình trạng sức khỏe".[5]. Phó chủ nhiệm phòng quan hệ với các đảng công nhân và cộng sản của các nước xã hội chủ nghĩa thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô Nikolay Nikolayevich Mesyatsev nhớ lại:[6]

Hội nghị toàn thể không có âm mưu nào cả, mọi tiêu chuẩn điều lệ đều được tuân theo. Hội nghị toàn thể đã bầu Khrushchyov làm Bí thư thứ nhất. Và cũng chính Hội nghị toàn thể cho ông thôi chức này. Trong thời gian hoạt động của mình Hội nghị toàn thể đã khuyến nghị Xô-viết Tối cao chỉ định Khrushchyov làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Và vào tháng 10 năm 1964 cũng chính Hội nghị toàn thể đã đề nghị Xô-viết Tối cao cho ông thôi chức vụ này. Ngay trước Hội nghị toàn thể, trong phiên họp của Đoàn chủ tịch, Khrushchyov cũng đã thừa nhận rằng, ông không thể tiếp tục lèo lái nhà nước và đảng được nữa. — Như vậy, các thành viên BCH TƯ đã hành động không những hợp pháp, mà đây còn là lần đầu tiên trong lịch sử xô-viết của đảng, bằng thuyết phục, họ đã dũng cảm đi tới thống nhất cho thôi chức một lãnh tụ, người đã mắc nhiều sai lầm, và coi như nhà lãnh đạo chính trị ngừng các nhiệm vụ tương ứng của mình.

— Nikolay Nikolayevich Mesyatsev

Từ đó, Nikita Khrushchyov sống bằng tiền lương hưu. Ông mất vào ngày 11 tháng 9 năm 1971.

Sau khi thôi chức, tên của Khrushchyov không hề "được nhắc tới" trong hơn 20 năm (cũng như tên của Stalin và nhất là tên của Malenkov); trong Đại bách khoa toàn thư Xô-viết chỉ có đôi dòng ngắn gọn nói về Khrushchyov như sau: Trong hoạt động của ông có các nhân tố của chủ nghĩa chủ quaný chí luận. Đã có tranh luận về hoạt động của Khrushchyov trong Cuộc cải tổ. Theo đó Khrushchyov nổi bật với vai trò "người tiên phong" của cuộc cải tổ, và người ta cũng đã xét đến vai trò cá nhân của Khrushchyov trong các vụ đàn áp, cũng như xét các mặt tiêu cực trong việc lãnh đạo của ông. «Hồi ký» của Khrushchyov mà ông viết nhờ tiền lương hưu đã được đăng ở các tạp chí xô-viết.

Trong lúc còn sống, tên của Khrushchyov đã được đặt cho thành phố của những người thợ xây dựng nhà máy thủy điện Kremenchuk (tỉnh Kirovograd, Ukraina) trong một thời gian ngắn. Thành phố này vào năm 1962 được đổi tên thành Kremges, khi Khrushchyov vẫn còn đương chức, sau đó vào năm 1969 tiếp tục được đổi tên thành Svetlovodsk.

Gia đình Khrushchyov N.S

Nikita Sergeyevich đã hai lần cưới vợ (theo dữ liệu không chính thức là ba lần). Cuộc hôn nhân đầu tiên với Efrosinya Ivanovna Pisareva, đã mất vào năm 1920.

N.S Khrushchyov có tất cả năm người con: hai con trai và ba con gái, có hai con với người vợ đầu là Yulia và Leonid.

  1. Leonid Nikitish Khrushchyov (10 tháng 11 năm 191711 tháng 3 năm 1943) — phi công quân đội. Năm 1942, Leonid Khrushchev đã bắn chết 1 đồng đội khi đùa giỡn lúc say rượu, bị tòa án binh kết án 8 năm tù giam, nhưng được miễn án tù để ra trận chiến đấu. Sau 6 phi vụ thì Leonid đào ngũ sang phía Đức. Cơ quan Tình báo Xô viết đã xâm nhập vào tận Berlin để bắt Leonid đưa về Moscow. Đại Nguyên soái Stalin quyết định sẽ không có sự ưu đãi nào với tội đào ngũ sang phe địch, kể cả khi đó là con của cộng sự thân thiết, nên Leonid bị xử bắn. Việc Stalin không tha tội cho Leonid là một trong những nguyên nhân chính khiến Nikita Khrushchev công kích Stalin sau khi ông qua đời.
  2. Leonid có 2 vợ: Người vợ đầu tiên của Leonid là Rozа Treyvas, cuộc hôn nhân kéo dài không lâu và bị hủy bỏ theo lệnh riêng của N.S. Khrushchyov. Người vợ thứ hai — Lyubov' Illarionovna Sizyx, bị bắt vào năm 1942 (theo dữ liệu khác, vào năm 1943)) bởi dính líu đến việc Leonid Khrushchev đào ngũ, bà được trả tự do vào năm 1954. Từ cuộc hôn nhân này có hai người con — con trai Yuriy Leonidovich Khrushchyov (sinh năm 1935), phi công lái bay thí nghiệm có công, đại tá về hưu, và con gái Yuliya Leonidovna Khrushchyova.
  3. Yulia Nikitishna Khrushchyova — lấy chồng là Viktor Petrovich Gontaryom, giám đốc nhà hát opera Kiev.

Theo các dữ kiện chưa được khẳng định, N.S Khrushchyov đã cưới vợ là Nadezhda Gorskaya trong thời gian ngắn.

Người vợ tiếp theo, Nina Petrovna Kukharchuk, sinh 14 tháng 4 năm 1900 ở làng Vasilyov, tỉnh Kholmskaya (hiện nay là lãnh thổ Ba Lan). Họ cưới nhau vào năm 1924, tuy nhiên mãi tới năm 1965 cuộc hôn nhân mới được đăng ký chính thức ở ZhAGS. Người đầu tiên trong số các bà vợ của các vị lãnh tụ Xô viết chính thức đi theo chồng trong các buổi đón tiếp, kể cả ở nước ngoài. Mất vào 13 tháng 8 năm 1984, được an táng ở nghĩa trang Novodevich ở Mat-xcơ-va.Con gái đầu tiên từ cuộc hôn nhân này đã qua đời khi còn nhỏ.

Người con gái Rada Nikitishna Adzhubey, sinh ở Kiev vào năm 1929. Chồng cô ấy — Aleksey Ivanovich Adzhubey, biên tập viên chính tờ báo "Tin tức" (tiếng Nga: «Известия»).

Người con trai Sergey Nikitish Khrushchyov sinh vào năm 1935 ở Mát-xcơ-va, tốt nghiệp trường № 110 với huy chương vàng, kĩ sư hệ thống tên lửa, giáo sư, từ năm 1990 sống và giảng dạy ở Hoa Kỳ, hiện nay là công dân nước này.[7]. Sergey Nikitish sinh được hai người con trai, người anh tên là Nikita, người em là Sergey. Sergey hiện sống ở Mát- xcơ-va. Nikita mất vào ngày 22 tháng 2 năm 2007, được an táng tại nghĩa trang Novodevich ở Mat-xcơ-va cạnh ông bà.

Vào năm 1937 con gái N.S. Khrushchyov là Elena chào đời.

Gia đình Khrushchyov đã sống ở Kiev trong ngôi nhà cũ của Poskryobyshev, ở nhà nghỉ ngoại ô ở Mezhgor'; lúc ở Mat-xcơ-va đầu tiên ở phố Maroseyka, sau đó ở Nhà Chính phủ («Nhà bên bờ kè»), ở phố Granovskiy, ở biệt thự quốc gia trên dãy núi Lenin (phố Kosygina hiện nay), lúc sơ tán — ở Kuybyshev, Samara, sau khi về hưu — ở nhà nghỉ ngoại ô ở Zhukovka 2.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nikita Sergeyevich Khrushchyov http://community.livejournal.com/kpss_ru/65886.htm... http://www.youtube.com/watch?v=FREG2VQTk88&feature... http://www.hrono.info/1953_1964.html http://www.tusachnghiencuu.org/pdf_files/HoiKy_Khr... http://www.golos-sovesti.ru/?topic_id=1&gzt_id=507 http://www.hrono.ru/dokum/doklad20.html http://www.hrono.ru/libris/kozh39_3_1.html http://antology.igrunov.ru/authors/chruschev/ http://www.kommersant.ru/doc.aspx?DocsID=513547&pr... http://www.monarhist.ru/dialog/Beloedelo.pdf